Những loại thực phẩm tốt cho quá trình ăn dặm của trẻ
Ở mỗi độ tuổi khác nhau trẻ đều cần một nhóm thực phẩm nhất định nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của cơ thể. Một trong những quá trình quyết định đến sự tiếp nhận ban đầu các chất dinh dưỡng ở bé là quá trình ăn dặm. Vậy loại thực phẩm nào tốt cho bé trong quá trình đó vẫn đang là một câu hỏi thường gặp ở các mẹ. Sau đây là một số kinh nghiệm chia sẻ về những loại thực phẩm tốt cho quá trình ăn dặm của bé
1.Các loại ngũ cốc bổ sung sắt
- Sắt là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể nhất là trong quá trình ăn dặm của bé. Chất sắt giúp tái tạo các tế bào máu mới và duy trì hệ miễn dịch của bé được khỏe mạnh. Trẻ thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, không có khả năng tập trung cao và chậm phát triển. Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất sắt là các lại ngũ cốc, các sản phẩm làm từ gạo , lúa mạch và lúa mì. Ban đầu bạn nên cho trẻ bắt đầu với gạo ngũ cốc vì đây là các thực phẩm dễ tiêu, dễ hấp thụ và không gây dị ứng sau khi bé đã quen dần mới thay đổi các loại ngũ cốc khác
2. Các loại thịt
- Thịt cung cấp nhiều protein, kẽm , các loại vitamin và selenium (một khoáng chất tốt giúp bảo vệ tế bào da và ngăn ngừa ung thư ruột). Từ hơn 6 tháng tuổi trẻ có thể dần làm quen với các loại thực phẩm chế biến từ thịt, bạn nên chọn các loại thịt tươi mềm, xay nhuyễn mịn cho bé dễ hấp thu và có thể kết hợp được với các loại ngũ cốc, khoai tây để tạo nên một món ăn tuyệt vời cho bé
3. Thịt bò xay nhuyễn
4. Cá
5.Trứng
- Trong trứng chứa nhiều protein cao cấp, choline, carotin, DHA và vitamin E giúp tăng cường khả năng miễn dịch chống bệnh hen suyễn và tốt cho tim mạch. Khi trẻ được 9 tháng tuổi bạn có thể cho trẻ làm quen với lòng đỏ trứng, riêng lòng trắng trứng nên cho trẻ ăn muộn hơn vì có thể gây dị ứng cho trẻ.
7. Bí đỏ:
- Bí đỏ có vị bùi, ngọt, thơm ngon và màu sắc bắt mắt, không những thế bí đỏ còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như chất xơ, protein và kali rất tốt cho sức khỏe của bé. Bạn có thể nấu cháo bí đỏ với thịt xay nhuyễn hoặc xay lấy nước pha với sữa, chắc hẳn bé sẽ rất thích thú khi được mẹ nấu cho những món ăn tuyệt vời đó. Lưu ý không nên cho bé ăn nhiều bí đỏ trong ngày vì dễ gây cảm giác chán ở trẻ.
8. Bơ chín
- Quả bơ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và đa số các trẻ đều thích ăn. Trong thành phần của quả bơ chứa nhiều kali, chất béo và lutein ( chất chống oxi hóa quan trọng đối với não bộ và thị giác của trẻ). Hơn nữa bơ mềm, có nhiều cách chế biến hay có thể ăn ngay mà không cần mất nhiều thời gian chế biến.
9. Sữa chua
- Sữa chua là một loại thực phẩm dễ tiêu và rất tốt cho sự hấp thụ của bé. Ngoài cung cấp canxi, protein trong sữa chua còn chưa propiotic một lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa và miễn dịch, trẻ 6 tháng tuổi có thể tập ăn sữa chua .
10. Dâu tây
- Quả dâu chứa nhiều vitamin C , các loại axit hữu cơ và chất khoáng có lợi cho hệ tiêu hóa, là chất chống oxi hóa lý tưởng , tăng khả năng miễn dịch ở bé và khả năng lão hóa ở các tế bào ung thư. Bé từ 7 tháng tuổi đã có thể làm quen với dâu tây, ăn tươi hoặc có thể pha với sữa chua để thay đổi hương vị.
11. Chuối
- Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể làm quen với chuối, trong chuối có nhiều vitamin B6, chất xơ, kali đồng thời ít natri và chất béo có lợi cho hệ tim mạch của trẻ. Chuối chín nên nghiền nát hoặc xay nhuyễn cho bé dễ ăn, nên chọn những quả vừa chín chưa có nhiều vết thâm rổ.
12. Rau xanh màu thẫm
- Là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A, B, C, E, canxi, sắt và kẽm có lợi cho sự phát triển của não bộ, hệ cơ và xương của bé. Chất oxi hóa được tìm thấy trong các loại rau có tác dụng tăng cường miễn dịch, đồng thời chất xơ trong rau xanh còn có lợi cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh táo bón ở trẻ. Khi chế biến, bạn không nên thái quá nhỏ hay luộc hoặc hấp quá chính sẽ làm giảm đi các chất dinh dưỡng chứa trong rau
Trong suốt quá trình ăn dặm, ngoài những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé, bạn không nên cho bé dừng bú sữa mẹ, bởi đây là nguồn canxi cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 2 năm đầu, giảm nguy cơ bị loãng xương và teo cơ của bé sau này. Ngoài ra có thể cho bé uống them các loại sữa ngoài để bổ sung them nhiều dưỡng chất. Hãy luôn mang đến cho bé những điều tốt nhất để bé luôn khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách nấu những món ăn bổ dưỡng cho bé ăn dặm
0 nhận xét: