Cho bé ăn dặm đúng cách




Nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Giai đoạn từ 4 -6 tháng tuổi, các cơ  quan hệ tiêu hóa dần hoàn thiện, kỹ năng vận động lưỡi có thể nuốt nước thức ăn không như lúc mới sinh chỉ mút những chất lỏng như sửa vào miệng theo phản xạ, đây là thời điểm thuận lợi cho bé sẵn sàng ăn dặm. Tuy nhiên, sự phát triển của mỗi bé đều khác nhau vì vậy bạn nên quan sát thêm một vài dấu hiệu khác để có thể biết được thời điểm thích hợp và cho bé ăn dặm đúng cách
Các dấu hiệu cho bạn biết bé đã sẵn sàng ăn dặm :
-    Bé bú sữa nhiều hơn mọi khi, mặc dù bé đã no nhưng vẫn khóc và đòi bú tiếp
-    Bé hay mút tay và không mún đợi đến lần bú kế tiếp
-    Bé có vẻ vui mừng khi thấy bạn ăn hay với tay muốn lấy những thức ăn mà bạn đưa
-    Bé hay thức đêm và đòi bú, những giấc ngũ ban ngày cũng thất thường hay thức giấc và cáu kĩnh
-    Lưỡi không còn phản xạ đẩy những vật lạ như trước, thấy vật gì cũng đưa vào miệng
Nên cho bé ăn dặm như thế nào:
-    Giai đoạn lần đầu tiên cho bé ăn dặm là một quá trình quan trọng đối với bé, vì thế bạn không nên thực hiện vội vàng, hãy thử thực hiện một cách từ từ cho bé dần làm quen với món ăn mới. Tuy nhiên sữa vẫn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho bé, bạn vẫn nên tiếp tục cho bé bú trong suốt thời gian bé ăn dặm.
-    Bạn nên khởi đầu từ 1 loại thứ ăn mới cho bé ăn trong 5- 6 ngày với một lượng ít vừa phải cho bé dần quen sau đó mới đổi loại thức ăn mới. Số lần cho ăn trong ngày tăng dần từ 2- 3 bữa/ ngày đến 3-4 bữa/ngày khi gần 1 tuổi, quan trọng hơn là bạn không nên chạy theo số lượng và ép bé ăn.
Các nhóm thực phẩm cần thiết cho bé khi ăn dặm:
-    Tinh bột và đường: Sử dụng gạo tẻ để nấu cháo cho bé, không sử dụng gạo nếp cháo sẽ đặc bé sẽ rất khó ăn, không nên nấu cùng các loại ngũ cốc vì sẽ khiến bé khó tiêu. Khi bé được 1 tuổi bạn nên thay đổi bữa ăn dặm cho bé thêm phong phú, nên thêm thịt bò xay vào cháo để tăng phần hấp dẫn và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bữa ăn của bé
-    Chất đạm:khi bé đã dần quen với cháo gạo bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt gà, thịt heo xay, lòng đỏ trứng gà nhằm tăng thành phần các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bé. Khi bé được 7 tháng tuổi nên cho bé ăn thêm cá, cua, tôm xay,... vì các loại thức ăn này có hàm lượng protein cao và các axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thu.
-    Chất béo: chất béo cũng là một thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của bé, chất béo là chất dung môi hòa tan các loại vitamin và kích thích ruột của bé hấp thu tốt hơn, bạn cần bổ sung thêm các loại dầu thực vật như đậu nành, oliu, mè,.. và mỡ động vật theo tỉ lệ 1:1 trong bữa ăn dặm của bé
-    Chất xơ và vitamin: rau củ quả và trái cây là những loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển và tăng cường sức đề kháng, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều mà bỏ qua các nhóm thức ăn khác sẽ làm thiếu sự cân bằng trong khẩu phần ăn của bé, bạn chỉ cần bỏ một lượng vừa phải vào thức ăn là đã đủ cho bé một bữa ăn ngon .
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thức ăn hỗ trợ bữa ăn dặm của bé, tuy nhiên nên xem rõ ràng thành phần và hạn sử dụng món ăn, tốt nhất là bạn nên tự tay nấu những món ăn bổ dưỡng cho bé ăn dặm ngay tại nhà để đảm bảo được chất lượng 
Xem thêm : Hướng dẫn cách nấu những món ăn bổ dưỡng cho bé ăn dặm

0 nhận xét: