Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa




Sặc sữa là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh , nếu không xử lý kịp thời cho trẻ khi bị sặc sữa dễ dẫn đến tình trạng nghẹt thở, sặc sụa, mặt tím tái thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy ta cần phải thật bình tĩnh và nắm rõ các quy trình xử lý khi con bị sặc sữa, dưới đây là một số chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa để các mẹ có thể dễ dàng giải quyết kịp thời

Nguyên nhân bé bị sặc sữa:
-  Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc bé bị sặc sữa là do các mẹ không cho bé bú sữa đúng tư thế, cho trẻ nằm hay khi bé ngũ  mà vẫn bú sữa dần dần hình thành cho bé thói quen xấu miệng ngậm vú sữa đang chảy nhưng không nuốt khi bé thở dòng sữa sẽ dễ theo đường mũi chảy vào trong khí quản, phế quản gây sặc sữa
-  Lượng sữa ở núm vú cao su quá nhiều hoặc rộng, bé không thể bú kịp lượng sữa chảy ra
-  Nhận định sai lầm ở các mẹ đó là khi trẻ khóc cho trẻ bú để dỗ nín dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa ở trẻ
-  Hay các bà mẹ thường nói chuyện, đùa vui với trẻ khi đang bú, nhưng đây lại là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng sặc sữa phổ biến ở trẻ, trẻ sẽ ngóng theo câu chuyện của mẹ hoặc thích thú cười đùa mà miệng vẫn ngậm vú sữa nhưng không nuốt, sữa sẽ dễ chảy ngược vào phế quản, khí quản gây sặc sữa ở bé

Dấu hiệu cho thấy bé đang bị sặc sữa
-Khi bé đang bú bỗng ho sặc sụa, ngừng bú mặt tím tái vá ngất lịm đi đó là hiện tượng dễ nhận biết nhất khi bé sặc sữa
- Trẻ có hiện tượng khó thở , thở dốc vì sữa tràn vào khí quản làm tắc đường hô hấp và cản trở quá trình cung cấp oxi cho cơ thể
- Đối với những trường hợp nặng hơn trẻ có thể ngừng thở và dẫn đến tử vong

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa

Khi bạn gặp trường hợp này cần sơ cứu ngay vì sẽ không có đủ thời gian để đưa bé đến bệnh viện
- Đặt trẻ nằm sấp úp trên cánh tay của bạn, đầu hơi chúi xuống dưới sau đó dùng lòng bàn tay vỗ mạnh và nhanh 5-7 cái vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra ngoài. Nếu trẻ vẫn còn khó thở thì đặt trẻ nằm ngửa ra trên một mặt phẳng rồi dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm. Lặp lại đến 5 – 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.


-  Dùng miệng hút vào miệng và mũi của trẻ để lấy ra những giọt sữa còn đọng lại, hút càng nhanh càng tốt để sữa không chảy vào khí quản
-  Đối với những trường hợp nặng hơn trẻ ngừng thở, bạn hãy kết hợp những biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt khi thấy lồng ngực trẻ nhô lên là được và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện
Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ :
- Không cho trẻ vừa bú vừa ngũ hoặc nằm cho trẻ bú
-  Không nói chuyện, cười đùa với trẻ khi bú
-  Gối đầu cao hoặc để trẻ ở tư thế thoãi mái khi bú, không để bé gập cổ hoặc ngửa cồ ( ngửa cổ sẽ dễ gây sặc sữa, gập cổ sẽ làm bé khó nuốt sữa)
-  Nếu sữa ở núm vú xuống quá nhiều mẹ nên dùng hai tay kẹp núm vú lại để giảm bớt lượng sữa
-  Khi trẻ ho hay khóc cần ngừng bú ngay, không để sữa chảy xuống miệng trẻ
-  Với những trẻ bú bình, cần lưu ý đầu núm vú cao su không được đục quá rộng, độ nghiêng của bình khi cho bú là 45 độ để trẻ không mút quá nhiều không khí dẫn đến nôn.

0 nhận xét: